Gặp gỡ Windows RT
Mùa thu năm 2000, Bill Gates trình làng cấu trúc máy tính bảng PC đầu tiên. Và OEMs bắt đầu cho ra những sản phẩm máy tính lai chạy trên nền Windows XP chỉ vài năm sau đó.
Ưu:
- Giao diện Metro UI hoàn hảo; Ứng dụng đi kèm mạnh như bộ phần mềm Office 2012, Skydrive..
Khuyết:
- Không hỗ trợ ứng dụng cũ, kho ứng dụng kém; Flash hoạt động phập phù
Mãi đến cuối tháng 10/2012, Microsoft mới chính thức bước chân vào làng máy tính bảng với sản phẩm Windows Surface chạy trên hệ điều hành Windows RT. Nếu như Windows 8 chia sẻ giao diện cảm ứng thân thiện, thì Win RT là hệ điều hành tập trung vào máy tính bảng nhờ vi xử lý ARM. Nhìn chung, Windows RT và Windows 8 không có nhiều sự khác biệt nổi bật từ giao diện ô vuông đến cách trình diễn.
Thế mạnh
Hiện tại, Windows RT đang chiếm 11% thị phần máy tính bảng (theo pcworld.com), là con số hứa hẹn những điều bất ngờ nhờ các thế mạnh dưới đây:
Windows RT là “mặt tiền” tuyệt vời của Windows 8 với giao diện UI rực rỡ, thể hiện tư duy tối giản sang trọng, tập trung thông tin hiệu quả, và chắc sẽ không lên kệ tranh tụng bản quyền với Samsung, Apple hay ai khác. Khả năng trình diễn Live Tiles – các ô vuông chạy thời gian thực – sống động với tốc độ trượt nhanh xuất sắc. Chức năng Tìm kiếm được kích hoạt, cho phép tìm kiếm ngay trên màn hình khởi động và cho kết quả ngay lập tức. Sản phẩm hỗ trợ khả năng chạy 2 ứng dụng một lúc với Snap view - người dùng có thể kéo giãn ứng dụng và đưa về 1 góc màn hình, ví dụ nổi bật là kéo cửa sổ chat về góc khi đang muốn truy cập trình duyệt.
Windows RT chỉ chạy trên nền ARM, không cho phép các chuẩn x86/x64. Vi xử lý ARM hiện là con át chủ bài để Windows RT đối đầu với iOS, Android và các thiết bị di động khác bởi khả năng quản lý hiệu suất và thời lượng pin cũng như chống lại rủi ro từ xâm nhập bên ngoài. Hẳn đây sẽ là nguồn lợi nhuận khổng lồ của Windows, nếu Microsoft chứng minh được Windows RT “đáng đồng tiền bát gạo”.
Windows RT cho phép miễn phí bộ Microsoft Office mới. Với hi vọng người dùng thích ý tưởng làm việc thoải mái trên máy tính bảng, Microsoft tạo giao diện ngoài cho bộ Office để trượt qua lại giữa các không gian làm việc, giải trí một cách dễ dàng.
Gót chân A-sin của Windows RT
- Khó sử dụng Flash: Windows RT chỉ hỗ trợ Flash trên một số trang web được Microsoft đồng ý. Nghĩa là hàng loạt website vẫn cần Flash-plugin của Việt Nam trở nên bất lực với Windows RT.
- Không Chrome, Photoshop hay iTunes: Windows RT hiện tại cũng nói không với Warcraft, Call of Duty và một số ứng dụng truyền thống khác như Outlook hay Windows Media Player.
- Không còn chỗ cho chip Intel: Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn muốn sử dụng Win RT, bạn cần phải mua thiết bị tích hợp sẵn chạy trên nền vi xử lý Qualcomm, Nvidia hoặc Texas Instruments. Đồng thời, không thể nâng cấp PC cũ lên Windows RT, bắt buộc phải chọn Windows 8 nếu bạn muốn trải nghiệm cái mới.
- Giao diện Desktop hạn chế: Giao diện này chỉ mở với Microsoft Word, Excel, Powerpoint và OneNote – phần mềm cài sẵn. Điều này hẳn là một thiệt thòi lớn với các ứng dụng cần giao diện ngoài màn hình.
- Ít nhà cung cấp: Cho đến thời điểm này, mới có 4 sản phẩm song hành với Microsoft Surface về Win RT: Dell XPS 10, Lenovo IdeaPad Yoga 11, Asus Vivo Tab RT và cuối cùng là Samsung Ativ Tab. Thực tế HP và Toshiba đã từng định xâm nhập thị trường này như kế hoạch ban đầu, nhưng lại lắc đầu nói không và đang xem xét chuyển động thị trường mới.
- Windows Store “độc tôn”: Phần mềm Windows 8 không chạy trên thiết bị Windows RT, và các ứng dụng cũng không thể nằm ngoài Windows Store. Điều này tương tự với chính sách khoanh vùng ứng dụng của Apple cho iPhone và iPad. Kho ứng dụng hiện đang dừng lại ở con số khiêm tốn – khoảng 4.300 ứng dụng.
- Không có sẵn kết nối VPN: Nếu cần tận dụng điện toán đám mây để chia sẻ tài liệu, Windows RT lại chưa hẳn là một nền tảng tốt toàn diện bởi không thể kết nối tới mạng VPN. Người dùng phải vào Network and Internet settings trong Control Panel để cài kết nối VPN. Sau đó, VPN sẽ xuất hiện trong danh sách mạng. Chức năng này khá hạn chế và không thể sử dụng công nghệ Cisco AnyConnect VPN. Đây là điểm trừ của Win RT so với iOS và Android khi Cisco đã phát triển ứng dụng AnyConnect cho 2 hệ điều hành này. Và Microsoft giải thích cho sự thiếu hụt này bằng lý do: Cisco, nếu muốn, có thể tự phát triển ứng dụng tương tự cho Windows RT.
- Kém nhận diện tên kết nối Wi-Fi: Trong một số trường hợp, bạn phải biến iPhone thành “modem” ảo phát sóng Wi-Fi với hi vọng Windows RT sẽ nhận diện được. Nhưng, kết quả hoàn toàn ngược lại. Vấn đề chỉ được giải quyết bằng cách đến một nơi khác có mạng công cộng với tên mạng dễ đọc, dễ hiểu. Lí do: Windows RT hiện đang khó nhận diện tên mạng phức tạp như… “iPhone5”.
- Reuters cho biết, có vẻ như các nhà cung cấp đang hoãn lại việc sử dụng Windows RT để dành thời gian đánh giá mức độ chấp nhận của người dùng với số ít ỏi thiết bị chạy hệ điều hành này. Microsoft đang bước thận trọng trong chiến lược Windows RT bởi mức giá thiết bị đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết, và điểm yếu của hệ điều hành cũng chưa khắc phục được.
Đồng nghĩa với việc Microsoft đang phải cạnh tranh chính thức với các đối tác sản xuất thiết bị, là trong tương lai hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi xuất sắc hơn nữa.
Vậy người dùng cần phân tích kĩ ưu – nhược của sản phẩm trong “chiến trận mới” giữa các ông lớn để chọn lựa máy tính bảng Windows: Sẽ là RT, hay quay lại với máy tính bảng Windows 8 đang chuẩn bị tấn công thị trường?
Các tin khác
- Nâng cao cơ hội nghề nghiệp với chứng chỉ ITIL 4 Foundation
- Chinh phục đỉnh cao an ninh mạng cùng Khóa học "Certified Information Systems Security Professional (CISSP)" tại Robusta
- Robusta khai giảng khóa học "Thiết kế, quản trị trung tâm dữ liệu, phòng máy chủ (CDCDP)"
- Học cùng Robusta – ĐÓN GIÁNG SINH, RINH ƯU ĐÃI!
- Tương lai của DevOps: Xu hướng và cơ hội