Phát triển Chính Phủ Điện Tử tiến tới xây dựng Chính Phủ Số
I. Tổng quan:
Khóa học cung cấp kiến thức tổng quan về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, trạng thái phát triển cũng như mối liên hệ giữa 2 hình thái chính phủ này. Khóa học đề cập chi tiết đến quá trình xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử và cập nhật tình hình Chính phủ điện tử ở các quốc gia điển hình trên thế giới, từ đó, đúc rút các bài học kinh nghiệm giá trị. Ở Việt Nam, những nội dung về quá trình triển khai và vận hành Chính phủ điện tử được trình bày cùng định hướng xây dựng Chính phủ số. Đây là những đầu vào quan trọng cho việc hoạch định lộ trình phát triển Chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử tại địa phương, đơn vị.
II. Thời lượng:
03 ngày (24 giờ)
III. Hình thức đào tạo:
- Đào tạo trực tiếp tại lớp học hoặc đào tạo tại văn phòng khách hàng theo yêu cầu
IV. Đối tượng tham gia:
Lãnh đạo, quản lý và chuyên viên chuyên trách về chuyển đổi số trong CQNN, DNNN
V. Nội dung khóa học:
1. Tổng quan về Chính phủ điện tử và Chính phủ số:
- Những nét chung về Chính phủ điện tử (CPĐT, e-Government): Sự ra đời, Khái niệm, Mục tiêu, và Lợi ích;
- Khái niệm về Chính phủ số (CPS, Digital Government): Sự hình thành, Khái niệm, và Mô hình trưởng thành;
- Mối liên hệ giữa CPĐT và CPS: Tổng quan và so sánh.
2. Xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử:
- Xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử;
- Các giai đoạn, yếu tố triển khai Chính phủ điện tử: Cải cách hành chính, Vai trò của lãnh đạo, Chiến lược đầu tư, Cộng tác, và Sự tham gia của công dân;
- Khuyến nghị khi xây dựng Chính phủ điện tử;
- Vai trò của kiến trúc tổng thể trong xây dựng và triển khai CPĐT: Các giai đoạn xây dựng kiến trúc tổng thể; Khung kiến trúc CPĐT và CQĐT Việt Nam; Các mô hình tham chiếu; và Vai trò, phẩm chất của Lãnh đạo CNTT;
- Thách thức và cơ hội của Chính phủ điện tử;
- Tương lai của Chính phủ điện tử: Các giai đoạn phát triển CPĐT và tiến tới CPS.
3. Chính phủ điện tử trên thế giới:
- Tình hình phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới: Lộ trình và kết quả; Tương lai; và Bài học kinh nghiệm;
- Xây dựng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử: Tầm quan trọng; Quy trình; và Giám sát, đánh giá thực hiện;
- Quy trình cơ bản: Phân tích môi trường hiện tại; Xây dựng tầm nhìn; Chuyển từ tầm nhìn sang mục tiêu chiến lược; Thiết lập các mục tiêu cụ thể; Xác định các ưu tiên; Xây dựng môi trường phát triển; Thiết lập cơ chế cho các bên liên quan tham gia; Đánh giá, giám sát kết quả;
- Giám sát, đánh giá: Chỉ tiêu và các phương pháp đo lường.
4. Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam:
- Chiến lược và đề án phát triển Chính phủ điện tử;
- Cải cách hành chính;
- Nâng cao năng lực của cơ quan, cán bộ, công chức viên chức làm việc trong môi trường điện tử;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Dịch vụ công và các giao dịch Chính phủ điện tử;
- Hệ thống thông tin và nền tảng tích hợp trong CPĐT.
5. Vận hành chính phủ điện tử ở Việt Nam:
- Những ứng dụng nền tảng CPĐT Việt Nam đang vận hành: Cổng Chính phủ điện tử; Trục tích hợp dịch vụ công; Các dịch vụ công điện tử; Liên thông văn bản điều hành toàn quốc; Một số hệ thống thông tin, ứng dụng và CSDL chuyên ngành cấp quốc gia;
- Đánh giá kết quả vận hành CPĐT Việt Nam: Sách trắng CNTT&TT Việt Nam 2021; Báo cáo Chính phủ điện tử Việt Nam 2020;
- Kế hoạch phát triển CPĐT Việt Nam: Kế hoạch đến năm 2025; và Tầm nhìn đến năm 2030.
6. Tiến tới xây dựng Chính phủ số:
- Hướng phát triển đô thị thông minh: Chủ trương; Mục tiêu; và Phương thức;
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Dữ liệu lớn; Dữ liệu mở; Điện toán đám mây; Trí tuệ nhân tạo;
- Dịch vụ CNTT, dịch vụ số: Xu hướng, thuận lợi và khó khăn;
- Hợp tác công tư trong phát triển dịch vụ, hệ thống CNTT cho CQNN.
Học trực tuyến
Học tại Hồ Chí Minh
Học tại Hà Nội