VMware giúp doanh nghiệp Việt giảm 50-70 chi phí CNTT
VinaGame (VNG) và Vinamilk là 2 trong số những khách hàng lớn tại thị trường Việt Nam đã tiết kiệm tới 50 - 70% tổng chi phí CNTT khi lựa chọn giải pháp của VMware để triển khai điện toán đám mây
Thông tin trên được ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng Giám đốc VMware ViệtNam đưa ra trong cuộc trao đổi với phóng viên ICTnews.
Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thường nhắc tới ưu điểm nổi trội khi doanh nghiệp triển khai ứng dụng điện toán đám mây là cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, không rõ việc triển khai ứng dụng này có tốn kém hay không, thưa ông?
Điện toán đám mây cho phép các tài nguyên CNTT như ứng dụng doanh nghiệp, nền tảng (platforms), máy chủ, tường lửa… được sử dụng dưới dạng dịch vụ. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể tiếp cận được các công nghệ, dịch vụ mới nhất mà chỉ phải trả tiền cho những tài nguyên thực sự sử dụng (thay vì phải bỏ tiền đầu tư một lượng tài nguyên rất lớn để đối phó với đột biến về khối lượng công việc). Từ trước tới nay, khoảng 3/4 ngân sách CNTT của một doanh nghiệp được chi dùng vào việc duy trì cơ sở hạ tầng và những ứng dụng vốn chỉ đóng góp rất nhỏ vào việc cải thiện hiệu quả kinh doanh. Chỉ có 1/4 ngân sách CNTT còn lại được đầu tư vào các dự án CNTT chiến lược. Với mô hình CNTT như là một dịch vụ (IT-as-a-Service), tỷ lệ này có thể được đảo ngược.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, câu hỏi đặt ra không phải là “liệu bạn có đủ tiềm lực về tài chính để ảo hóa với giải pháp của VMware không” mà phải là "bạn có thể chịu đựng được những chi phí tốn kém đến mức nào nếu không ảo hóa".
Thực tế đã có tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam nào gặt hái được thành công với giải pháp điện toán đám mây của VMware hay chưa?
Tại Việt Nam, VMware đang cung cấp khá nhiều giải pháp điện toán đám mây. Điển hình như VMware vCloud Suite 5.1 dành cho các trung tâm dữ liệu. Bằng cách phân tách từng lớp trong hạ tầng trung tâm dữ liệu thành các dịch vụ dạng phần mềm được vận hành trên tập hợp các nền tảng phần cứng theo chuẩn ngành, giải pháp VMware vCloud Suite sẽ giúp đơn giản hóa và tự động hóa các hoạt động, đồng thời đảm bảo duy trì cấp độ dịch vụ ứng dụng cho ngay cả những ứng dụng kinh doanh quan trọng tiêu tốn tài nguyên.
Hoặc giải pháp VMware Horizon Suite, một platform toàn diện trong việc thúc đẩy tính linh hoạt cho nguồn nhân lực, hỗ trợ người dùng cuối kết nối đến dữ liệu, các ứng dụng, máy tính để bàn của họ bằng bất cứ thiết bị nào mà không ảnh hưởng tới vấn đề kiểm soát và bảo mật CNTT.
Hoặc VMware vSphere® 5.1, một giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đơn giản hóa và bảo vệ hạ tầng CNTT với công nghệ ảo hóa hàng đầu thị trường, năng lực duy trì tính liên tục trong kinh doanh và quản lý tự động. VMware vSphere 5.1 gồm hơn 100 cải tiến và những tính năng mới giúp tăng cường tính hiệu quả, giảm thiểu chi phí vận hành CNTT tới 30% và đảm bảo duy trì các cấp độ dịch vụ ứng dụng.
Cho đến nay, nhiều khách hàng lớn tại thị trường Việt Nam đã lựa chọn hướng tiếp cận của VMware để triển khai điện toán đám mây và đã gặt hái được những thành công nhất định, điển hình là 2 công ty gồm VinaGame (VNG) và Vinamilk. Những doanh nghiệp này đã tiết kiệm từ 50 - 70% tổng chi phí CNTT nhờ hợp nhất các tài nguyên và sử dụng những máy ảo có tính sẵn sàng cao với giải pháp VMware vSphere; mật độ máy ảo trên mỗi máy chủ vật lý cao hơn từ 50 - 70% so với mức có thể đạt được với các giải pháp khác; giảm từ 20 - 30% chi phí trên mỗi ứng dụng.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng đang rất quan tâm tới nền tảng ảo hóa của VMware, một phần có lẽ vì giải pháp này giúp khách hàng loại bỏ tính phức tạp trong quản lý CNTT và giúp tăng tốc lộ trình chuyển đổi lên đám mây của họ.
Bảo mật đám mây là một trong những chủ đề nóng vẫn còn nhiều luồng ý kiến trái chiều, có người cho rằng đám mây sẽ đảm bảo an toàn tốt hơn các hệ thống CNTT, có người lại khẳng định đám mây sẽ đem lại nguy cơ mất an toàn bảo mật cao hơn. Ông nghiêng về ý kiến nào hơn?
Bảo mật là một trong những mối quan tâm chủ chốt của các khách hàng khi triển khai điện toán đám mây, tuy nhiên, không nên coi đó là 1 rào cản. Điều quan trọng là xác định và phân biệt giữa những mối lo ngại về an ninh của khách hàng. Với những kiểm soát phù hợp, chính sách cũng như giải pháp phù hợp, thì chúng ta có thể khiến đám mây trở nên bảo mật hơn hạ tầng vật lý hiện nay rất nhiều. Các giải pháp bảo mật của VMware giúp khách hàng trở nên “dễ thở” hơn trong lộ trình chuyển đổi lên đám mây.
Trong số các nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam, VMware là 1 trong số ít triển khai hoạt động đào tạo người dùng điện toán đám mây. Mục đích hướng tới của VMware là gì?
Điện toán đám mây tuy không phải là khái niệm mới nhưng không phải ai cũng nắm bắt rõ. VMware dự đoán tại Việt Nam, trong vòng 5 năm tới, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng điện toán mây có thể sẽ cao hơn so với ở các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh việc tiếp tục đưa ra những sản phẩm trọn gói tới các khách hàng, trên nhiều lĩnh vực như quản lý, tự động hóa, tập trung nguồn lực (resource pooling),… một hoạt động không kém phần quan trọng là cần phải đào tạo, hướng dẫn về từng sản phẩm cụ thể của hãng, giúp cộng đồng người sử dụng khởi tạo, tăng trưởng và mở rộng những môi trường ảo hóa, đám mây, qua đó tối ưu hóa giải pháp của hãng trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác
- Chương trình chào Xuân 2025 - Xuân về rộn ràng – Ưu đãi ngập tràn!
- Robusta đồng khai giảng 2 khóa học công nghệ chuyên sâu - Chào đón Giáng sinh
- Học cùng Robusta – ĐÓN GIÁNG SINH, RINH ƯU ĐÃI!
- Chinh phục Microsoft 365: Trở thành quản trị viên chuyên nghiệp cùng Robusta
- Chinh phục Oracle Database 19c – Hành trang để dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu