Implementing and Administering Cisco Solutions – CCNA (200-301v1.1)

I. Giới thiệu khóa học:

CCNA (Cisco Certified Network Associate) là khóa học của hãng Cisco về quản trị hạ tầng mạng doanh nghiệp. Đây là một khóa học cơ sở giúp người học có những kiến thức và kỹ năng cơ bản từ đó có thể triển khai, quản trị và vận hành môt hệ thống mạng trong doanh nghiệp ngày nay.

Chương trình học gốc của Cisco rất dài và bao hàm nhiều nội dung, có thể gây bối rối cho người học mới bắt đầu hoặc gây khó khăn cho người học trong việc sắp xếp một khoảng thời gian quá dài theo học. Chương trình CCNA tại Robusta là khóa học đã được ban giảng viên của Trung tâm gồm các chuyên gia giàu kinh nghiệm đúc kết, cô đọng lại những vấn đề thiết thực và thực sự cần thiết một kỹ sư phải nắm vững khi tham gia vào công việc thực tế. Chương trình cũng được thiết kế với thời lượng phù hợp để người học có thể dễ dàng sắp xếp thời gian theo học mà không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của bản thân.

II. Thời lượng: 60 giờ
III. Hình thức đào tạo:

Đào tạo trực tiếp tại lớp học, đào tạo online tương tác với giảng viên, đào tạo kết hợp online và trực tiếp tại lớp học, đào tạo tại văn phòng khách hàng theo yêu cầu.

IV. Mục tiêu khóa học:
  • Sau khi theo học khóa học này, người học có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể triển khai, vận hành, xử lý sự cố một hệ thống mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Người học cũng được trang bị kiến thức nền tảng về mạng máy tính để có thể vận dụng vào các lĩnh vực khác cũng như phát triển chuyên sâu theo lĩnh vực quản trị mạng (quản trị được các hạ tầng mạng doanh nghiệp lớn, môi trường ISP, theo đuổi các chuyên ngành bảo mật, data center, cloud,...)
V. Điều kiện tiên quyết:

Người học biết sử dụng máy tính cơ bản, truy nhập Internet và Anh văn cơ bản.

VI. Nội dung khóa học:

1. Network Fundamental:

  • Giới thiệu về vai trò và chức năng các thành phần cơ bản của một hệ thống mạng doanh nghiệp: Router, Switch, Firewall, IPS/IDS, Access – point, Controller, End device,…
  • Mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP:
    • Mô hình tham chiếu là gì.
    • Tại sao phải có mô hình phân lớp.
    • Các lớp của mô hình OSI và TCP/IP.
    • Nguyên lý cơ bản trong hoạt động của các mô hình phân lớp.
    • Khái niệm Protocol và Protocol Data Unit (PDU).
    • Data encapsulation và de – encapsulation trong mô hình phân lớp.
  • Giới thiệu một số giao thức của tầng Application.
  • Tầng Transport:
    • Vai trò và chức năng của tầng Transport.
    • TCP và UDP.
  • Tầng Network:
    • Vai trò và chức năng của tầng Network.
    • Những kiến thức cơ bản về IPv4.
    • Thao tác với địa chỉ IPv4: IPv4 subnetting.
  • Tầng Data – link:
    • Vai trò và chức năng của tầng Data – link.
    • Inter – datalink encapsulation.
  • Tầng Physical:
    • Vai trò và chức năng của tầng Physical.
    • Các loại hình kết nối vật lý: cáp quang, cáp đồng và không dây.

2. Thiết bị router và thiết bị switch:

  • Giới thiệu vai trò và chức năng của thiết bị Router.
  • Giới thiệu vai trò và chức năng của thiết bị Switch:
    • Công nghệ Ethernet.
    • Hoạt động cơ bản của một Ethernet switch.
  • Giới thiệu về IOS của Cisco. Làm quen với giao diện dòng lệnh (CLI – Command Line Interface) của Cisco IOS.
  • Thực tập cấu hình cơ bản trên router và switch:
    • Kết nối đến giao diện dòng lệnh của thiết bị bằng: Console, Telnet, SSH.
    • Thực tập các cấu hình cơ bản ban đầu trên thiết bị.
    • Hiển thị quan sát các thông số cơ bản của thiết bị.
    • Bảo mật cơ bản cho thiết bị bằng password.

3. Routing (Định tuyến):

  • Routing là gì? Router thực hiện hoạt động routing như thế nào?
  • Static routing:
    • Mô tả về static routing.
    • Static default routing.
    • Thực tập cấu hình static routing trên router Cisco.
  • Một số công cụ và giao thức mạng nền tảng trong hoạt động của mạng:
    • Các giao thức: ARP, ICMP.
    • Dịch vụ cấp phát IP tự động DHCP.
    • Các công cụ quản trị/vận hành: Ping và Trace.
  • Dynamic routing:
    • Phân loại giao thức định tuyến: Distance – vector và Link – state.
    • Các khái niệm: Longest – match, Administrative Distance, Metric.
    • Hoạt động của giao thức định tuyến OSPF.
    • Default – routing với OSPF.
    • Thực tập cấu hình OSPF trên router Cisco.

4. Switching:

  • VLAN.
  • Trunking, VTP (VLAN Trunking Protocol).
  • STP (Spanning Tree Protocol).
  • Etherchannel.
  • InterVLAN routing:
    • Router on a Stick.
    • Layer 3 switching.

5. Access Control List (ACL):

  • Giới thiệu và phân tích vai trò, hoạt động của ACL trên router Cisco.
  • Sử dụng ACL trên interface để kiểm soát dữ liệu đi qua router.

6. Network Address Translation (NAT):

  • Giới thiệu và phân tích vai trò, hoạt động của NAT.
  • Thực tập cấu hình một số phương thức NAT tiêu biểu trên router Cisco.

7. WAN connection:

  • Mô tả các loại hình đấu nối WAN thường gặp: Leased – line, Metro Ethernet, MPLS VPN.
  • Mô tả các loại hình truy nhập Internet thường gặp. Thực tập cấu hình PPPoE client trên router Cisco.
  • Giới thiệu về một số loại VPN trong doanh nghiệp: GRE VPN, IP Sec VPN, SSL VPN.

8. Tổng quan về Wireless LAN:

  • Giới thiệu về Wireless LAN. Phân tích góc nhìn network về Wireless LAN trong mạng doanh nghiệp.
  • Tổng quan về các thông số kỹ thuật của Wireless LAN: kênh, dải tần, SSID,...
  • Giới thiệu về các kiến trúc Wireless LAN: Autonomous AP và Lightweight AP.
  • Giới thiệu về bảo mật cho Wireless LAN: WPA, WPA2, WPA3.

9. Tổng quan về IPv6:

  • Giới thiệu về IPv6.
  • Định dạng của địa chỉ IPv6.
  • Cách thức gán địa chỉ IPv6 lên thiết bị.
  • Các loại địa chỉ IPv6.
  • Định tuyến với địa chỉ IPv6 (IPv6 routing).

10. Một số chủ đề nâng cao:

  • Mô tả một số kiến trúc mạng doanh nghiệp: 2 – tier, 3 – tier, Spine – and – leaf, On – Premises và Cloud.
  • Giới thiệu về Network Security:
    • Các khái niệm cơ bản về security (threat, vulnerability, exploit,…).
    • Bảo mật cho thiết bị mạng: kiểm soát truy nhập vào thiết bị bằng local pasword, local user name, giới hạn đối tượng truy nhập bằng access – list.
    • Giới thiệu về thiết bị Firewall và IPS.
    • Bảo mật trên switch.
    • Giới thiệu về AAA (Authentication, Authorization, Accounting).
  • Mô tả các giao thức phục vụ về quản trị hạ tầng: SNMP, Syslog, NTP, FTP, TFTP.
  • Giới thiệu về QoS.
  • Giới thiệu về nhóm giao thức FHRP (First Hop Redundancy Protocol).
  • Giới thiệu về Network Automation:
    • Khái niệm về SDN và Controller – Based Network.
    • Khái niệm về API, mô tả một số đặc điểm của REST – based API.
    • Giới thiệu về khả năng của một số công cụ quản lý cấu hình như Ansible, Terraform.
    • Giới thiệu các thành phần cơ bản của  phương thức JSON – encoding.
    • Giới thiệu về sử dụng AI trong quản trị và vận hành hạ tầng mạng.
  • Học trực tuyến

  • Ngày khai giảng : 10-03-2025
  • Giờ học : 18h30 - 21h30
  • Ngày học : Thứ 2 - 4 - 6
  • Thời lượng : 60h
  • Học phí : Liên Hệ

  • Học tại Hồ Chí Minh

  • Ngày khai giảng : 10-03-2025
  • Giờ học : 18h30 - 21h30
  • Ngày học : Thứ 2 - 4 - 6
  • Thời lượng : 60h
  • Học phí : Liên hệ

  • Học tại Hà Nội