Điện toán đám mây trong chuyển đổi số

  I. Giới thiệu khóa học:

Khóa học cung cấp kiến thức tổng quan về quá trình hình thành và ứng dụng của điện toán đám mây trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Khóa học đi sâu trang bị kiến thức về kiến trúc và mô hình, phương pháp triển khai và cung ứng dịch vụ điện toán đám mây trên thế giới. Vấn đề an toàn và  bảo mật thông tin trong điện toán đám mây cũng được đề cập đầy đủ từ góc nhìn chuyên gia. Từ đó, người học có cái nhìn sâu sắc hơn về tiềm năng và cách tiếp cận để phát triển hạ tầng và khai thác dịch vụ điện toán đám mây một cách hiệu quả trong địa phương, đơn vị mình.

    II. Thời lượng khóa học:

3 ngày (24 giờ)

 III. Đối tượng của khóa học:

Lãnh đạo, quản lý và chuyên viên chuyên trách hoặc tham gia triển khai chuyển đổi số trong CQNN, DNNN.

 IV. Nội dung khóa học:

1.      Giới thiệu về điện toán đám mây:

  • Lịch sử và sự phát triển của điện toán đám mây: Điện toán đám mây phát triển song hành cùng sự phát triển của mạng máy tính và Internet, bắt đầu với cụm máy tính, điện toán lưới, điện toán tiện ích. Điện toán đám mây đáp ứng xu thế chuyển dịch từ làm sang mua, từ mua sang thuê đối với sản phẩm, dịch vụ CNTT;
  • Định nghĩa và đặc điểm của điện toán đám mây: Điện toán đám mây cung cấp khả năng dùng chung các tài nguyên điện toán thông qua mạng máy tính với tính linh hoạt, tự phục vụ và đo lường được theo hướng dịch vụ;
  • Tương lai của điện toán đám mây trong hạ tầng công nghệ: Sự chuyển dịch mạnh mẽ hạ tầng CNTT từ tại chỗ sang điện toán đám mây, nhất là đám mây hỗn hợp, kết hợp với Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật và Dữ liệu lớn sẽ tạo ra khả năng phát triển nhanh và linh hoạt các sản phẩm và dịch vụ số cho doanh nghiệp.

2. Một số nền tảng và ứng dụng phổ biến của điện toán đám mây:

  • Xu hướng dịch chuyển từ nền tảng tại chỗ sang điện toán đám mây: Việc dịch chuyển giúp giải quyết các vấn đề rào cản đối với doanh nghiệp khi chuyển đổi số như yêu cầu đầu tư hạ tầng ban đầu lớn, tổ chức bộ máy và nhân sự CNTT phức tạp để vận hành, và khó đáp ứng khả năng mở rộng, thay đổi linh hoạt theo yêu cầu nghiệp vụ của môi trường kinh doanh cạnh tranh cao;
  • Các nền tảng và nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu: AWS, Google Cloud Platform, Azure, HPE…
  • Các ứng dụng phổ biến triển khai trên điện toán đám mây: Office365, Salesforce, DocuSign, Google Apps, Dropbox…

3. Kiến trúc và mô hình của điện toán đám mây:

  • Kiến trúc giải pháp của điện toán đám mây: Các mô hình từ đơn giản đến phức tạp, có và không có dự phòng, đáp ứng dịch vụ từ hạ tầng mạng và lưu trữ đến nền tảng xử lý và phần mềm ứng dụng;
  • Các mô hình triển khai điện toán đám mây: công cộng (public), riêng (private), kết hợp (hybrid) và cộng đồng (community);
  • Mô hình triển khai tích hợp điện toán đám mây: Mô hình bao gồm nguồn lực phần cứng vật lý, giải pháp ảo hóa, nền tảng vận hành và phát triển, và ứng dụng điện toán đám mây.

4. Các mô hình triển khai ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây:

  • Mô hình triển khai và dịch chuyển hệ thống sang nền tảng điện toán đám mây: Việc lựa chọn mô hình dựa trên khả năng truy cập, quản lý, mở rộng, quyền sở hữu, chi phí, giá trị mang lại và các yêu cầu về chất lượng, an toàn, bảo mật của dịch vụ. Việc triển khai và dịch chuyển mô hình năng lực nghiệp vụ sang nền tảng điện toán đám mây cần xem xét các mô hình thành phần về nghiệp vụ, kiến trúc hệ thống, dự án, sản phẩm, giải pháp, và vận hành;
  • Các dịch vụ cung cấp trên nền tảng điện toán đám mây: SaaS, PaaS, IaaS…

5. An ninh, an toàn và bảo mật trong điện toán đám mây:

  • Vấn đề pháp lý và các khuyến nghị đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật trên môi trường điện toán đám mây;
  • Đảm bảo vận hành liên tục trong điện toán đám mây.

6. Trường hợp thực tế: Ứng dụng điện toán đám mây trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

  • Xu hướng kết hợp điện toán đám mây và ứng dụng phân tích, lưu trữ dữ liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Học trực tuyến

  • Học tại Hồ Chí Minh

  • Học tại Hà Nội


Các khóa học khác