Thiết kế, quản trị trung tâm dữ liệu, phòng máy chủ (CDCDP)

Tổng quan
  • Với tốc độ phát triển không ngừng của CNTT, trung tâm dữ liệu (Datacenter) đã trở thành một trong những quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp với mục tiêu khai thác tối đa vai trò của công nghệ thông tin nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc xây dựng và khai thác Datacenter một cách hiệu quả là yếu tố rất quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hiện nay. Do đó điều quan trọng của Trung tâm dữ liệu (Data Centre) là phải được thiết kế, duy trì và vận hành với tính sẵn sàng, an toàn và hiệu quả cao. Các công nghệ thay đổi thường xuyên và nhanh chóng đã tạo áp lực rất lớn lên các nhà quản lý Trung tâm dữ liệu khi họ bắt buộc phải thực hiện các thay đổi này.
  • Khóa học Data Center Design Professional (DCDP), được thiết kế để chuẩn bị cho các học viên tham gia có thể hiểu rõ được các thành phần chính của Trung tâm dữ liệu. Khóa học cung cấp các kiến thức về việc thiết kế, triển khai và vận hành trung tâm dữ liệu để đảm bảo tính sẵn sàng ở mức độ cao, sự linh hoạt, an toàn và hiệu quả cho các trung tâm dữ liệu (bao gồm cả trung tâm đang vận hành lẫn trung tâm mới).
  • Trong khóa học, học viên sẽ được học về các thành phần chính của trung tâm dữ liệu, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả và chi phí của trung tâm dữ liệu. Ngoài ra khóa học còn cung cấp cho người học các kiến thức về việc thiết lập và cải thiện các yếu tố như nguồn điện, làm mát, bảo mật,.. cùng các kiến thức để vận hành và duy trì trung tâm dữ liệu.
Thời lượng

2 ngày (16 giờ)

Mục tiêu khóa học

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ có khả năng:

  • Đưa ra lựa chọn vị trí phù hợp cho trung tâm dữ liệu dựa trên nhu cầu hiện tại và tương lai
  • Mô tả nắm rõ các thành phần quan trọng đối với trung tâm dữ liệu như hệ thống máy chủ, sàn nâng, hệ thống điện, ánh sáng, làm mát… và cách để thiết lập và quản lý trung tâm dữ liệu
  • Xác định và áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ khác nhau
  • Lựa chọn và áp dụng các công nghệ về UPS, phòng chống cháy nổ, làm mát, theo dõi hệ thống, chuẩn đi giây,…để đảm bảo cho trung tâm dữ liệu, giảm thiểu chi phí
  • Cải thiện hệ thống cung cấp điện để tránh việc ngừng hệ thống
  • Cải thiện khả năng làm mát cho trung tâm dữ liệu áp dụng các kỹ thuật, công nghệ và phương pháp mới và đảm bảo nhu cầu làm mát trong tương lai
  • Thiết kế kiến trúc mạng tin cậy, có khả năng mở rộng và cách cài đặt sử dụng kỹ thuật kiểm tra
  • Xác định các điều khoản cần thiết với nhà cung cấp thiết bị đối với trung tâm dữ liệu
  • Thiết lập hệ thống theo dõi để đảm bảo đúng người đúng thông tin
  • Đảm bảo các biện pháp bảo mật tích hợp cả quy trình và công nghệ để đảm bảo các thông tin của trung tâm dữ liệu
  • Xác định và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý dịch vụ CNTT, quan sát thực tế và quy trình để tăng hiệu quả vận hành, giảm thiểu rủi ro và thời gian ngừng hoạt động do sự thay đổi
Đối tượng tham gia khóa học
  • Các cán bộ chuyên viên, kỹ sư CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp
  • Các cán bộ kỹ thuật, tin học làm các công việc liên quan đến trung tâm dữ liệu như thiết kế, triển khai, vận hành, bảo trì, theo dõi…
  • Các cán bộ quản lý về CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp
Nội dung khóa học

Tổng quan về Trung tâm dữ liệu (DC - Data Center), Sự quan trọng và các nguyên nhân làm gián đoạn hệ thống (Downtime)

Các chuẩn Data Center và các Điển hình tốt nhất

Các vấn đề về Địa điểm và xây dựng DC:

  • Chọn lựa địa điểm phù hợp và cách tránh các “bẫy”
  • Các thành phần quan trọng của một DC hiệu quả và cách thiết lập các thiết bị/hạ tầng hỗ trợ
    •  Sàn nâng và Trần
  • Hiểu về các chuẩn áp dụng
  • Các khái niệm về đồng nhất, tập trung, và bó cuộn
  • Bảng tín hiệu, sàn tủ rack
  • Các quy tắc về các hành động không khả thi
  • Cách sử dụng và yêu cầu về xây dựng trần
    • Hệ thống chiếu sáng
  • Các tiêu chuẩn về chiếu sáng
  • Các loại đèn chiếu sáng cố định và cách bố trí lắp đặt
  • Hệ thống đèn cứu hộ, EPS
    •  Hệ thống điện
  • Thiết kế hạ tầng cung cấp điện từ máy phát đến hệ thống Rack
  • Các hệ thống ATS và STS
  • Các cấp độ dự phòng và kỹ thuật tương ứng
  • Sử dụng 1 pha và 3 pha
  • Hệ thống cung cấp điện bên trong phòng máy chủ
  • Hệ thống cung cấp điện bằng cáp so với hệ thống thanh trượt
  • Bonding versus grounding, isolation transformers and Common Mode Noise
  • Form factors and IP-protection grades
  • Các chỉ dẫn về chất lượng nguồn điện
  • Điện kiểu “Real” và kiểu “apparent”
  • Cách tính toán thiết kế lượng điện tải trong DC
  • Vấn đề về máy phát điện
  • Hệ thống UP tĩnh và động, các tiêu chí sử dụng đúng loại cho đúng ứng dụng
  • Các loại acquy (Pin) và cách kiểm tra, lựa chọn đúng
  • Thermo-graphics
    •  Tương hợp điện từ EMF (hợp và chống nhiễu từ)
    • Nguồn phát sinh EMF
  • Các định nghĩa về nguồn điện và từ
  • Sự ảnh hưởng về EMF đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến thiết bị
  • TEMPEST và (H)EMP
  • Các tiêu chuẩn
  • Các giải pháp chống nhiễu EMF
    •  Trang thiết bị Racks
  • Các thuộc tính của Rack
  • Các vấn đề xem xét về an toàn
  • Hệ thống rãnh điện
    •  Hệ thống làm lạnh
  • Các quy định và xu hướng về làm lạnh đáp ứng việc triển khai hiện tại và tương lai
  • Các điểm làm lạnh và tỉ lệ chuyển đổi
  • Các khái niệm về nhiệt tiềm ẩn và nhiệt cảm nhận được
  • Sự khác nhau giữa sự làm lạnh chính xác và tương đối, và sự tác động đến hiệu quả về năng lượng.
  • Tổng quan về kỹ thuật điều hòa không khí.
  • Các kỹ thuật để tăng hiệu quả và hiệu suất làm lạnh
  • Các kỹ thuật làm lạnh mật độ cao và các lỗi thường gặp.
    •  Hệ thống cung cấp nước
  • Tầm quan trọng của việc cung cấp nước và các vị trí khả dụng
  • Các kỹ thuật cung cấp nước dự phòng
    •  Thiết kế hệ thống mạng mở rộng linh hoạt
  • Sơ đồ cáp
  • Các đặc tính của cáp
  • Các quy định về độ kết nối
  • Phòng ngừa về mạng (Network redundancy)
  • Kết nối giữa các tòa nhà (Building-to-building connectivity)
  • Các phương pháp tốt nhất về triển khai được khuyến cáo.
  • Kiểm thử và xác nhận hệ thống cáp
  • Các quy định về hệ thống giám sát mạng
    •  Thiết kế hệ thống mạng mở rộng linh hoạt
  • Sơ đồ cáp
  • Các đặc tính của cáp
  • Các quy định về độ kết nối
  • Phòng ngừa về mạng (Network redundancy)
  • Kết nối giữa các tòa nhà (Building-to-building connectivity)
  • Các phương pháp tốt nhất về triển khai được khuyến cáo.
  • Kiểm thử và xác nhận hệ thống cáp
  • Các quy định về hệ thống giám sát mạng
    •  Hệ thống phòng cháy chữa cháy
  • Các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy
  • Hệ thống phát hiện báo cháy
  • Các kỹ thuật và hệ thống phòng cháy chữa cháy khác nhau, lợi ích, ưu và nhược điểm.
  • Chỉ dẫn và an toàn
  • Các quy tắc áp dụng và các phương pháp tốt nhất
  • Làm thế nào để biết chắc là hệ thống phòng cháy chữa cháy đang hoạt động bình thường?
    •  Hệ thống giám sát
  • Các quy định về giám sát DC
  • Phương pháp EMS và BMS
  • Hệ thống cảm ứng phát hiện nhiễu nước
  • Các quy định và tùy chọn về hiển thị cảnh báo.
    •  Các quy định về Vận hành an toàn và bảo mật
  • Các lớp bảo mật cho DC
  • Bảo mật vật lý, hạ tầng và tổ chức của DC
  • Cách đo lường về an toàn và các bảng chỉ dẫn thiết yếu
    •  Đánh nhãn (Labelling)
  • Chọn kiểu đánh nhãn
  • Các cách đánh nhãn tốt nhất
  • Đánh nhãn cho hệ thống mạng
    •  Ghi chép sổ sách (Documentation)
  • Phương pháp thiết lập hệ thống ghi chép, sổ sách đúng cách
  • Các quy trình và chính sách về quản lý ghi chép, sổ sách
    •  Hệ thống làm sạch
  • Các phương án tốt nhất về làm sạch cho DC
    •  Thời gian ngừng và khôi phục (MTBF / MTTR)
  • Các định nghĩa và tiêu chuẩn
  • Các mô hình tính thời gian
  • Giá trị thực là gì? (‘real’ value)
    • Hiểu về các Hợp đồng bảo trì/SQL/OLA
  • Tổng quan về Thiết kế và vòng đời DCo
  • Tổng quan về các giai đoạn trong vòng đời của DC
  • Lập kế hoạch, tái sắp xếp và liên tục cải tiến DC
    •  Các cấp độ phòng ngừa (Redundancy Levels)
  • Các định nghĩa về cấp độ phòng ngừa
  • Sự khác nhau giữa Uptime® và ANSI/TIA-942
  • Các định nghĩa về cấp độ phòng ngừa, phân loại và đo lường
  • Khả năng bảo trì đồng thời
  • Vấn đề phân chia, khoanh vùng
  • Các tùy chọn về Dự phòng
  • Các tùy chọn về bảo trì
  • Các chỉ dẫn và chuẩn về vận hành 
  • Phát triển kỹ năng
    •  Các vấn đề về xây dựng và các chuẩn (Building Considerations & Standards)
  • Các vấn đề về địa điểm xây dựng theo ANSI/TIA-942
  • Các quy định về trải sàn
  • Chống cháy cho tường và kính
  • Chống nổ (Blast)
  • Chống đạn
  • Các quy định vào ra bắt buộc
  • Học trực tuyến

  • Ngày khai giảng : 25-05-2024
  • Giờ học : 8h30 - 17h30
  • Ngày học : Thứ 7
  • Thời lượng : 16h
  • Học phí : Liên Hệ

  • Học tại Hồ Chí Minh

  • Học tại Hà Nội


Các khóa học khác